Tin tức, Tin tức chung

Đắp mặt nạ dưỡng da nhưng da không mềm mịn, bạn nên xem lại những sai lầm phổ biến này

Đắp mặt nạ dưỡng da nhưng da không mềm mịn, bạn nên xem lại những sai lầm phổ biến này

Đắp mặt nạ dưỡng da được coi là một trong những phương pháp chăm sóc da được nhiều người yêu thích, cảm giác thư thái, thoải mái, mềm mịn sau khi đắp mặt nạ chính là biểu hiện của sự phù hợp và đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy da bị căng hơn, đôi khi da có biểu hiện bong tróc, khô ráp, không mềm mịn, thì bạn nên xem lại mình có mắc phải những sai lầm phổ biến khi đắp mặt nạ mà chúng tôi tổng hợp dưới đây hay không.

Đắp mặt nạ dưỡng da nhưng da không mềm mịn, bạn nên xem lại những sai lầm phổ biến này

1. Tần suất sử dụng quá nhiều

Có rất nhiều người bị ám ảnh việc đắp mặt nạ, tạo tâm lý “càng nhiều càng tốt” nên không quan tâm đến thành phần cũng như công dụng của những chiếc mặt nạ, chỉ cần khi có thời gian là sẽ sử dụng. Về cơ bản chưa có một kết luận chính xác nào cho việc nên đắp mặt nạ dưỡng da với tần suất bao nhiêu. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không phải nhiều hơn có nghĩa là tốt hơn.

Nếu bạn đắp mặt nạ thường xuyên và cảm thấy sự bong tróc, mẩn ngứa thì đó chính là dấu hiệu của việc bạn đang đắp mặt nạ quá nhiều. Bạn biết vì sao lại vậy không? Đơn giản bởi vì sử dụng mặt nạ quá nhiều có thể gây mất cân bằng dầu trên da, khiến cho hàng rào bảo vệ da bị sai lệch.

Để khắc phục điều này thì bạn có thể xem thành phần có trong các mặt nạ mà bạn đang sử dụng. Nếu là mặt nạ dưỡng ẩm thì bạn có thể sử dụng thường xuyên, nhưng nếu trong mặt nạ của bạn có chứa thành phần như axit salicylic, đất sét… thì nên cân nhắc tần suất sử dụng. Vì chúng có thể làm khô da, phản tác dụng chăm sóc da nếu dùng quá nhiều.

Đắp mặt nạ dưỡng da nhưng da không mềm mịn, bạn nên xem lại những sai lầm phổ biến này

2. Thời gian đắp mặt nạ quá lâu

Cũng giống như việc đắp mặt nạ quá nhiều, việc đắp mặt nạ quá lâu cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến hiệu quả chăm sóc da giảm đi rất nhiều. Đôi khi, việc đắp mặt nạ trong thời gian quá lâu làm bạn cảm thấy yên tâm hơn, nhưng đối với các chuyên gia thì đó lại là điều “tồi tệ” đối với làn da của bạn. 

Công dụng chính của các dòng mặt nạ giấy chính là giữ ẩm cho da, nhưng nếu bạn để mặt nạ trên mặt quá lâu, đến mức mặt nạ khô lại thì đó lại là một sai lầm nên tránh. Vì mặt nạ khi bị khô đi sẽ hút ẩm người lại từ da, khiến da bị khô và mất nước. Đồng thời các thành phần có trong mặt nạ dù là thành phần tự nhiên, dưỡng ẩm, không gây hại cho da nhưng nếu để tiếp xúc với da trong thời gian quá dài cũng có thể gây kích ứng da. 

Và nếu bạn nghĩ càng đắp mặt nạ lâu thì da càng nhận được nhiều dưỡng chất hơn thì đó lại là điều bạn cần xem xét. Khoa học đã nghiên cứu, việc đắp mặt nạ quá lâu chính là nguyên nhân khiến da bị khô vì không nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

 

3. Sử dụng mặt nạ kép

Chắc hẳn bạn cũng đã nghe đến khái niệm “mặt nạ kép” đó chính là phương thức làm đẹp mà bạn sử dụng nhiều hơn một miếng mặt nạ cùng một lúc. Ví dụ như bạn sử dụng mặt nạ đất sét cho vùng da nhiều dầu như vùng chữ T, và sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm cho các phần còn lại của khuôn mặt. Điều này tưởng chừng là tốt, nhưng xu hướng này lại không được khuyến khích. Vì các loại mặt nạ có thành phần, công dụng và thời gian đắp khác nhau. Như đất sét sẽ cần thời gian khô ngắn hơn rất nhiều so với mặt nạ dưỡng ẩm. Nếu như bạn rửa mặt theo thời gian của mặt nạ đất sét thì mặt nạ dưỡng ẩm chưa có thời gian để phát huy tác dụng. Nếu rửa mặt theo mặt nạ dưỡng ẩm thì mặt nạ đất sét sẽ bị khô, khiến da bị nhăn nheo, lão hóa nhanh

Cách tốt nhất để sử dụng mặt nạ đó là bạn nên tập trung vào từng vấn đề cụ thể. Chọn một loại mặt nạ cho vùng da của mình thay vì sử dụng nhiều loại cùng một lúc.

Đắp mặt nạ dưỡng da nhưng da không mềm mịn, bạn nên xem lại những sai lầm phổ biến này

4. Quá phụ thuộc vào mặt nạ ngủ

Mặt nạ ngủ hay còn gọi là mặt nạ để qua đêm, đây là một dòng mặt nạ có chức năng thay thế dòng kem dưỡng ẩm và được sử dụng vào bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da ban đêm, trước khi bạn đi ngủ. Vậy nhưng, không ít người đã sử dụng mặt nạ như một phương thức thay thế toàn bộ quy trình chăm sóc da ban đêm. Điều này là không nên.

Tuy mặt nạ ngủ có chứa các thành phần như một dòng kem dưỡng ẩm, nhưng dòng sản phẩm này không thể thay thế hoàn toàn serum, toner, dưỡng ẩm, kem mắt… Nên hãy “vượt lười” để thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc da ban đêm cơ bản, và áp dụng mặt nạ ngủ vào bước cuối cùng nếu bạn muốn thức dậy với làn da mịn màng, tươi trẻ.

5. Sử dụng mặt nạ ngay sau khi thực hiện các phương pháp điều trị mặt

Mục đích của những chiếc mặt nạ phần lớn để giúp dưỡng ẩm cho da, nhưng trong thành phần của chúng thường có chứa các chất làm sáng da, tẩy tế bào chết, điều trị mụn trứng cá… Nên nếu đối với da bình thường thì đó là điều tốt, nhưng đối với những dòng da vừa trải qua các lần điều trị, dù là lăn kim hay mạnh hơn là điều trị toàn diện với tia laser thì việc đắp mặt nạ ngay sau đó là quá “khắc nghiệt” với da.

Bạn nên để khoảng một thời gian sau khi điều trị rồi mới nên đắp mặt nạ, để da có thời gian hồi phục và thích nghi. Nếu cần thiết phải lựa chọn thì nên tránh xa các dòng mặt nạ có chứa các thành phần: xit alpha hydroxyl, axit beta hydroxy và retinol.

Đắp mặt nạ dưỡng da nhưng da không mềm mịn, bạn nên xem lại những sai lầm phổ biến này

Mặt nạ thải độc sáng da Karmel Detox Skin Whitening – Thải độc, làm trắng da, an toàn, hiệu quả cho mọi loại da

Mặt nạ thải độc sáng da Karmel Detox Skin Whitening không chỉ là sản phẩm làm đẹp mà còn là bí quyết chăm sóc da hiệu quả cho mọi loại da. Với thành phần chọn lọc như Salicylic Acid giúp kiểm soát dầu, ngăn chặn mụn, và làm sạch lỗ chân lông, Cúc La Mã cung cấp dưỡng chất giúp da trắng sáng tự nhiên và cấp ẩm, Dầu Dừa giúp diệt sạch mụn và làm da trở nên mịn màng, cùng Vitamin C chống lão hóa và làm sáng đều màu da. Việc sử dụng mặt nạ đều đặn 2-3 lần mỗi tuần sẽ giúp da bạn trở nên mềm mại, trắng sáng hơn, và chống lại tác động có hại từ môi trường. Khám phá ngay để trải nghiệm làn da rạng ngời từ Karmel Detox Skin Whitening.